Vai trò của probiotics là giúp tăng cường sức khỏe nên bạn thường được khuyên hãy thường xuyên cung cấp cho cơ thể các vi khuẩn có lợi cho việc tiêu hóa (probiotic). Nhưng bạn biết không, probiotic không chỉ mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa mà còn cho cả âm đạo của bạn nữa. Vây probiotic hỗ trợ sức khỏe âm đạo như thế nào và bổ sung lợi khuẩn cho vùng kín thế nào cho đúng?
Nếu cũng đang có những băn khoăn trên, mời bạn cùng tìm hiểu qua những thông tin mà Hyalosan tổng hợp được trong bài viết sau!
Probiotic là những vi khuẩn, vi nấm sống có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Lactobacillus thường được xem là một loại probiotic phổ biến. Yogurt và những thực phẩm lên men khác giàu các vi khuẩn loại này.
Trên thực tế, cơ thể của bạn bao gồm cả vi khuẩn có lợi và có hại. Vi khuẩn có lợi thường không gây bệnh và có thể giúp kìm hãm các vi khuẩn có hại, giúp cải thiện tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cũng như tăng cường khả năng miễn dịch của bạn. Khi vi khuẩn có hại trong cơ thể của bạn lấn át các lợi khuẩn, đó là lúc bạn nên sử dụng các chế phẩm sinh học để giúp bạn lấy lại sự cân bằng.
Ngoài ra, probiotics được khuyến cáo cho một số chứng rối loạn trong y học thông thường không thể chữa trị, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích. Theo các nghiên cứu lâm sàng từ những năm 1990, chế phẩm sinh học có thể có hiệu quả trong điều trị một số bệnh tiêu hóa, làm chậm sự phát triển của bệnh dị ứng ở trẻ em và điều trị cũng như phòng ngừa nhiễm trùng âm đạo và nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ.
Mối liên hệ giữa chế phẩm sinh học và sức khỏe âm đạo chưa được nghiên cứu đầy đủ. Tuy nhiên, chế phẩm sinh học được cho là cung cấp cho cơ thể bạn các vi khuẩn có lợi để chống lại vi khuẩn có hại, bao gồm cả vi khuẩn ở âm đạo. Điều này có nghĩa rằng việc bổ sung lợi khuẩn cho vùng kín từ các chế phẩm sinh học có thể giúp âm đạo của bạn tránh được một số bệnh.
Hệ sinh thái âm đạo của bạn đạt được sự cân bằng nhờ các chủng lactobacillus chi phối. Dòng vi khuẩn này thường giữ độ pH âm đạo vào khoảng 4,2 để ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của các vi sinh vật có hại vì môi trường như vậy là quá axit để chúng có thể tồn tại. Nếu độ pH âm đạo tăng lên, vi khuẩn sẽ rất mau phát triển và gây ra viêm âm đạo do vi khuẩn. Trong khi đó, giảm độ pH âm đạo có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các sinh vật nấm, đặc biệt là candida albicans, gây nhiễm trùng nấm men. Sự sụt giảm pH có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc diệt tinh trùng, thuốc tránh thai, thuốc steroid đường uống, quan hệ tình dục, kinh nguyệt và tiểu đường.
Khi đã đi khám và nhận được kết quả độ pH âm đạo của mình thấp, bạn có thể được bác sĩ xem xét cho sử dụng probiotic. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm trùng âm đạo như vùng kín bị ngứa, chảy dịch, mùi hôi hay đau, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng probiotic nhằm tăng lợi khuẩn vùng kín. Nếu không, bạn không thể tận dụng được hiệu quả của các chế phẩm sinh học mà còn có thể làm trầm trọng thêm vấn đề. Với sự giúp đỡ của probiotic, sự cân bằng của hệ vi sinh sẽ được phục hồi, giúp bạn chống lại nhiều bệnh, bao gồm viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm nấm men và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Tuy nhiên, nếu bạn có ý định sử dụng probiotic bổ sung, bạn nên cẩn thận lựa chọn sản phẩm của các nhà sản xuất đáng tin cậy. Mặc dù hầu hết các chế phẩm sinh học bổ sung được chứng nhận là an toàn và hiệu quả nhưng không ai có thể đảm bảo vì chúng không trải qua các quy trình thử nghiệm cũng như phê duyệt giống như thuốc. Nếu muốn tăng lợi khuẩn vùng kín đúng cách, bạn nên thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn của mình. Như vậy, các chế phẩm sinh học sẽ có thể giúp ích cho sức khỏe của âm đạo của bạn nhiều hơn.
Theo các bác sĩ sản phụ khoa, bạn nên sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín chuyên dụng có thành phần tự nhiên lành tính, độ pH đạt chuẩn từ 3.8-4.5 để làm sạch vùng kín cũng như giữ cân bằng pH âm đạo.
Dung dịch vệ sinh vừa làm sạch vừa dưỡng ẩm ngừa viêm
Thành phần của Hyalosan wash gel an toàn, phù hợp với vùng kín
Với những hoạt chất tẩy rửa được chiết xuất từ thiên nhiên, Hyalosan wash gel có hiệu quả cao với công dụng là vệ sinh, làm sạch vùng kín cho phụ nữ.
Bên cạnh đó, hai acid quan trọng nhất đối với vệ sinh và dưỡng ẩm vùng kín đều có trong sản phẩm Hyalosan wash gel, đó là Acid hyaluronic và Acid lactic.
Với thành phần acid hyaluronic, là hoạt chất được mệnh danh là chất siêu giữ nước trong thiên nhiên. Nó có khả năng giữ lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trong lượng của chính nó, tăng cường tác dụng dưỡng ẩm cho vùng kín của sản phẩm.
Thành phần acid lactic, cùng việc thiết kế độ pH lý tưởng mức 4.5, Hyalosan wash gel đã không đơn thuần là làm sạch, mà còn ngừa viêm cho vùng kín. Thông qua cơ chế cung cấp acid lactic, kích thích các dòng lợi khuẩn lactobacillus trong vùng kín phát triển. Đây là dòng lợi khuẩn “thiên địch”, “khắc tinh” của các loại vi khuẩn, nấm, trùng gây viêm phụ khoa.
Độ pH được thiết kế lý tưởng là 4.5, minh bạch trên bao bì
Độ pH âm đạo bình thường ở mức từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải, môi trường này giúp tăng cường khả năng bảo vệ vùng kín. Nó tạo ra một hàng rào ngăn vi khuẩn và nấm men phát triển nhanh và gây nhiễm trùng. Độ pH âm đạo cao – trên 4,5 – tạo môi trường hoàn hảo cho hại khuẩn phát triển. Từ đó, người phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh viêm phụ khoa.
Nhiều sản phẩm trên thị trường hiện nay thường chỉ có tác dụng vệ sinh, làm sạch, hoặc thường ghi chung chung là có độ pH phù hợp với vùng kín, nhưng vẫn không nêu rõ độ pH của mình là bao nhiêu. Dung dịch vệ sinh Hyalosan wash gel là một trong số ít sản phẩm minh bạch độ pH trên bao bì sản phẩm là 4.5, được coi là độ pH lý tưởng cho vùng kín.
Với độ pH siêu chuẩn quốc tế cho vùng kín là pH 4.5, Hyalosan wash gel còn có tác dụng tạo môi trường acid lý tưởng để bảo vệ vùng kín, kích thích lợi khuẩn lactobacillus phát triển, ngăn xâm nhập và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây viêm nhiễm phụ khoa.
Mặc dù probiotic sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho âm đạo của bạn cũng như hệ tiêu hóa nhưng bạn hãy chú ý không nên dùng quá nhiều probiotic. Lời khuyên tốt nhất mà chúng tôi dành cho bạn là hãy luôn thảo luận cùng bác sĩ trước khi lựa chọn thực hiện bất cứ việc điều trị nào.