Theo thời gian, sức bền, tính dẻo dai và độ linh hoạt của cơ thể cũng giảm dần. Tuy nhiên, vẫn có những bài tập yoga cho người cao tuổi giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, từ đó cải thiện sức khỏe tổng thể.
Một trong những điều tuyệt vời của yoga là chúng có thể phù hợp với mọi đối tượng cùng thể chất và khả năng khác nhau. Mặc dù bạn có thể thấy hình ảnh yoga thường phổ biến ở một người trẻ tuổi với nhiều tư thế đòi hỏi sự dẻo dai nhưng thực tế, vẫn có các bài tập yoga phù hợp cho người cao tuổi dù khi đó cơ thể đã kém linh hoạt.
Những lợi ích của yoga mang lại cho người cao tuổi cũng tương tự cho những người tham gia bộ môn này, bao gồm tăng trương lực cơ, giữ thăng bằng (đặc biệt quan trọng), tăng cường sức mạnh và cải thiện tâm trạng.
Thông qua bài tập hít thở pranayama, dung tích phổi được tăng lên. Tư thế của bạn cũng được cải thiện và ngủ cũng ngon giấc hơn. Nếu gặp phải những căng thẳng trong cuộc sống, yoga cũng giúp giải tỏa bớt những vấn đề đó. Tuy nhiên, lợi ích từ các bài tập yoga sẽ không xuất hiện ngay sau một lớp. Bạn sẽ cần tham gia ít nhất ba lớp yoga một tuần để cảm thấy hiệu quả.
Việc lựa chọn loại yoga phù hợp sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ luyện tập hiện tại và khả năng thể chất. Nếu bạn mới bắt đầu tập thể dục hoặc đã nghỉ tập luyện sau một thời gian dài, bạn nên tập từ các động tác đơn giản.
Các lớp học yoga cho người cao tuổi cũng trở nên phổ biến hơn. Bạn có thể tìm kiếm những câu lạc bộ gần nhà để tham gia vào các lớp học thích hợp.
Lưu ý, bạn cần trao đổi trước với bác sĩ khi muốn thử tập luyện yoga, nhất là khi đang có những bệnh mạn tính như bệnh lý xương khớp, bất thường tư thế dáng bộ, có nguy cơ té ngã hoặc đã lâu không vận động. Những người cao tuổi có vấn đề về đĩa đệm cột sống, thoái hóa khớp hoặc bệnh tăng nhãn áp nên cẩn thận khi tập, tránh những tư thế quá khó như vặn người, lộn ngược… Trước khi muốn tập yoga, người cao tuổi cần phải được tham vấn bác sĩ để đảm bảo họ có khả năng tập được.
Tư thế cái cây giúp tăng mức độ thăng bằng cho cơ thể, phòng ngừa té ngã.
Thực hiện bài tập theo các bước sau:
Khi bạn đã quen dần với việc giữ thăng bằng, hãy kéo bàn chân lên cao hơn. Lòng bàn chân của chân giơ lên vẫn áp vào mặt trong của chân còn lại.
Bất kỳ tư thế đứng nào cũng có thể giúp cải thiện mật độ xương, đồng thời cải thiện sức mạnh phần thân dưới.
Các bước thực hiện tư thế này:
Tư thế này giúp mở rộng cột sống mà không cảm thấy khó chịu ở đầu gối và hông như những tư thế khác.
Các bước thực hiện như sau:
Động tác này mang lại lợi ích tương tự như bài tập chùng chân (lunge) nhưng vững vàng hơn do giữ chân sau tiếp xúc với mặt đất.
Các bước thực hiện như sau:
Tư thế cây cầu giúp hỗ trợ cho hông và tăng cường sức mạnh lưng dưới. Đây là một bài tập vô cùng thích hợp cho những người đã làm các công việc bàn giấy hay không vận động trong thời gian dài.
Các bước thực hiện như sau:
Tư thế này giúp bạn thư giãn các cơ sau khi tập luyện các tư thế phải căng cơ quá mức khác. Chúng cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu về tim.
Thực hiện tư thế này theo các bước sau:
Nguồn: Hello Bác sĩ