Chăm sóc người già không chỉ cần chăm sóc về sức khỏe thể chất mà còn phải chăm sóc cả về sức khỏe tinh thần. Người cao tuổi thường hay suy nghĩ và có những nỗi sợ vô hình, những cảm giác không phải là bệnh nhưng lại ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Đặc biệt ở những người cao tuổi đang bị bệnh thì những cảm giác này sẽ gây cản trở cho hoạt quá trình hồi phục sức khỏe.
1. Tâm lý của người cao tuổi
Khi về già, người cao tuổi thường ít tiếp xúc, giao lưu do bị hạn chế về đi lại nên cảm giác cô đơn và hay có những suy nghĩ tiêu cực như: mình có ốm, có làm sao thì chắc gì “chúng nó đã biết”, mình bị ốm thì làm gì có tiền mà chữa trị …. Những suy nghĩ tiêu cực kéo dài sẽ làm gây ra tình trạng mệt mỏi, chán ăn, và càng làm cho tình trạng sức khỏe bị suy giảm nhanh chóng.Tâm lý chung của những người cao tuổi bao gồm các dạng điển hình sau:
- Tâm lý cô đơn: Người già thường ở nhà một mình do con cháu phải đi làm thường xuyên, chính vì thế họ sẽ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi. Điều này càng rõ rệt đối với những cụ không sống cùng với con cái hay người bạn đời.
- Tâm lý hoài cổ: Những người già thường luyến tiếc quá khứ, thích kể lại những chuyện đã qua. Thường đem so sánh những giá trị quá khứ với hiện tại, điều này có thể đúng nhưng nhiều khi cũng không còn phù hợp.
- Tâm lý lo lắng bi quan: Những người cao tuổi bị bệnh thường hay có tâm lý bi quan. Điều này càng rõ với những người mắc bệnh nặng và phải nhận sự chăm sóc từ người khác.
- Tâm lý nóng nảy: khi chăm sóc người cao tuổi chúng ta hay thấy ở các cụ sự nóng nảy, dễ cáu gắt hoặc tự ái. Đó là kết quả từ việc cảm thấy tự ti, bất lực khi nhận sự chăm sóc từ người khác. Những suy nghĩ tiêu cực càng làm cho tâm lý nóng nảy tăng cao.
- Tâm lý đa nghi: Thính lực và thị lực của người già thường rất kém nên dễ hiểu sai ý của người khác. Nhưng lại thích suy đoán động cơ, mục đích mà không muốn hỏi rõ. Những điều này làm tăng sự đa nghĩ, suy nghĩ của người lớn tuổi và tác động kép lên sự lo lắng, nóng nảy.
Sử khủng khoảng tâm lý của người cao tuổi đến có thể do tuổi tác và bệnh tật mang lại nhưng cũng một phần còn lại là do môi trường sống xung quanh, sự chăm sóc và quan tâm của gia đình đối với các cụ là chưa phù hợp.
Người cao tuổi hay có những suy nghĩ tiêu cực và bi quan
2. Cách chăm sóc người già theo tâm lý
Điều 1: Tạo điều kiện nâng cao sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho các cụ bằng cách tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động, sự kiện văn hóa và thể dục thể thao ở địa phương. Để các cụ tham gia giao lưu, tiếp xúc với nhiều người để giảm bớt cảm giác cô đơn.Điều 2: Sự thường xuyên thăm hỏi, chăm sóc của các con cháu là liều thuốc tuyệt nhất dành cho người già. Dành thời gian nói chuyện, đưa đi lễ, về quê, đi chơi…sẽ giúp các cụ cảm thấy vui vẻ, yêu đời hơn.
Điều 3: Khi chăm sóc người già thì điều dễ thấy là họ hay thường xuyên kể những chuyện ngày xưa, kể chuyện gia đình. Do đó, người chăm sóc phải chịu khó lắng nghe, tham gia câu chuyện chứ không được chê bai, bình phẩm hay tranh luận với người già. Chấp nhận “thua” trong các bình luận nếu nó không quá nghiêm trọng.
Chăm sóc người già bằng sự quan tâm từ gia đình là quan trọng nhất Điều 4: Không nhắc nhiều hay bày tỏ sự bi quan về tình trạng bệnh của người già trước mặt họ. Không nhắc đến các vấn đề về hậu sự hay tài sản trong quá trình chăm sóc người bệnh.Điều 5: Thường xuyên thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến người già bằng các hành động như xoa bóp, massage những chỗ đau, cung cấp chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Điều 6: Nói ít, nghe nhiều khi tiếp xúc với người già. Thể hiện sự quan tâm đến điều họ nói, nhẫn nại khi trả lời hay giải thích các vấn đề mà họ quan tâm.
Nên tạo điều kiện cho người cao tuổi tham gia các hoạt động cộng đồng Điều 7: Thường xuyên tiến hành các kỳ kiểm tra sức khỏe để nhanh chóng phát hiện bệnh tật và cách chữa trị sớm nhất nếu đã mắc bệnh.Nhìn chung, khi chăm sóc người già thì người chăm sóc hãy cố gắng thỏa mãn tất cả nhu cầu tâm sinh lý của họ một cách tốt nhất và chấp nhận những sự “khó tính” do tuổi già đem lại như một lẽ tự nhiên.