Vùng kín có mùi hôi nhẹ là hiện tượng bình thường, tuy nhiên nếu “cô bé” có mùi nồng nặc khó chịu kèm theo dịch tiết bất thường – đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của chứng viêm nhiễm âm đạo. Cùng Phunucanbiet.com tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này để có cách phòng tránh và bảo vệ sức khoẻ vùng kín kịp thời qua bài viết sau đây chị em nhé!
Có nhiều nguyên nhân khiến vùng kín của chị em có mùi hôi, sau đây Phụ nữ cần biết sẽ chỉ ra những nguyên nhân phổ biến nhất:
Ngoài những nguyên nhân thường gặp gây mùi vùng kín thì trường hợp vùng kín có mùi nồng nặc bất thường cũng là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa. Vì vậy, chị em hãy luôn theo dõi tình hình sức khoẻ sinh lý của mình, để sớm phát hiện và chữa trị bệnh. Sau đây là danh sách những bệnh phụ khoa khiến vùng kín có mùi khác thường mà chị em có thể tham khảo:
Khi nhiễm nấm, vùng kín có mùi hơi chua, giống mùi men bánh mì, đi kèm triệu chứng ngứa quanh vùng âm đạo, cảm giác bỏng rát hoặc đau khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục, âm đạo tiết dịch dày, màu trắng, giống pho mát. Bệnh thường phát sinh khi có sự tăng trưởng quá mức của một loại nấm tên là candida.
Hai bệnh lây nhiễm qua đường tình dục phổ biến – chlamydia và bệnh lậu – sẽ khiến có mùi khó chịu toả ra từ vùng kín. Hai căn bệnh này cũng đi kèm các vấn đề khác như đau trong khi tiểu và để lại những hậu quả khó lường, có thể dẫn tới vô sinh.
Khi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm khung chậu. Kéo theo các triệu chứng đau ở khung chậu và vùng bụng cũng như đau khi quan hệ tình dục. Lúc này vùng kín sẽ tiết dịch nặng mùi.
Bệnh này rất phổ biến, hầu hết phụ nữ nào cũng từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh xảy ra khi vi khuẩn trong âm đạo gia tăng đột biến biểu hiện qua dịch tiết âm đạo có mùi tanh và mùi này sẽ nồng hơn sau khi quan hệ tình dục. Những triệu chứng khác bao gồm ngứa, rát vùng âm đạo.
Ngoại trừ các tác nhân gây bệnh khách quan thì vấn đề mùi hôi vùng kín chủ yếu là do việc giữ gìn vệ sinh. Rất nhiều chị em phụ nữ quan niệm rằng chỉ cần vệ sinh vùng kín với nước sạch là đủ, nhưng trên thực tế, nước không thể gột rửa hết vi khuẩn và mùi hôi tại vùng kín. Điều này gây khiến vi khuẩn ngày càng tích tụ và kéo theo những bệnh viêm nhiễm tại vùng nhạy cảm. Trong khi việc thụt rửa quá sâu mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ hay sử dụng hương liệu để xịt vào vùng kín nhằm át đi mùi hôi chỉ làm tình trạng thêm nặng nề.
Một số chị em cho rằng việc làm vệ sinh vùng kín với dung dịch vệ sinh phụ nữ thi thoảng mới làm một lần hoặc chỉ dùng khi đã nhiễm bệnh phụ khoa. Nhưng theo các chuyên gia, cũng giống như việc vệ sinh cơ thể (tắm, gội), vùng kín lại càng phải vệ sinh chăm sóc thường xuyên do nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Hoặc một số phụ nữ lại sử dụng các dung dịch sát khuẩn mạnh, các chất có tính kiềm mạnh, rồi thụt rửa sâu âm đạo gây phá vỡ cân bằng PH âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tăng sinh gây viêm nhiễm.
Hạn chế của các dung dịch vệ sinh thông thường
99% dung dịch vệ sinh thông thường chỉ có tác dụng vệ sinh, làm sạch, không có công dụng dưỡng ẩm vùng kín. Trường hợp, có công dụng, thì cũng không hoạt chất dưỡng ẩm đảm bảo hiệu quả cao.
99% các dung dịch và gel vệ sinh hiện nay không có thành phần và cơ chế liên quan tới việc kích thích lợi khuẩn phát triển, giúp cân bằng vi sinh tại vùng kín.
99% dung dịch và gel vệ sinh hiện tại, không minh bạch độ pH của sản phẩm và phần lớn, đều chỉ đạt độ pHp ở mức 5-6, mức mà theo các chuyên gia y tế, là không đủ ức chế các vi sinh vật gây viêm.
Biện pháp là – chị em hãy chọn cho mình một sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ phù hợp để sử dụng hằng ngày, đảm bảo những tiêu chí sau:
Các chuyên gia sản phụ khoa khuyên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ hằng ngày để hỗ trợ chăm sóc vùng kín, tốt nhất là sản phẩm có độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5 với thành phần tự nhiên như Acid hyaluronic, Acid lactic, không có chất kích ứng và không gây tác dụng phụ.
Acid hyaluronic là chất siêu giữ nước trong tự nhiên, có khả năng hút ẩm và giữ một lượng nước có trọng lượng gấp 1000 lần trọng lượng của chính nó. Khi làn da vùng kín được dưỡng ẩm, sẽ kích thích sản sinh các tế bào mới, thậm chí khiến vùng kín sáng hồng hơn.
Acid lactic kích thích lợi khuẩn tại vùng kín phát triển, tăng cường sức mạnh cho lớp phòng vệ tự nhiên tại vùng kín. Acid lactic là acid ưa thích của dòng lợi khuẩn lactobacillus. Khi sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín có chứa Adcid lactic sẽ kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn lactobacillus, tăng cường lớp phòng vệ tự nhiên của lợi khuẩn trong vùng kín, chống lại các vi sinh vật gây viêm.
Môi trường acid với độ pH 3.8 – 4.5 là độ acid lý tưởng ở vùng kín để ức chế sự phát triển của sinh vật gây viêm, thường chỉ có ở vùng kín khi phụ nữ đang ở thời kỳ trẻ, như dậy thì, trước khi lập gia đình, sinh con. Sử dụng sản phẩm vệ sinh vùng kín có độ pH đạt chuẩn từ 3.8 – 4.5 hàng ngày chăm sóc vùng kín, sẽ khiến môi trường vùng kín ngày một trẻ hóa, có tác dụng mạnh trong việc ức chế sự xâm nhập và phát triển của các vi sinh vật gây viêm.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại dung dịch vệ sinh phụ nữ nhưng không phải loại nào cũng đảm bảo được hết các tiêu chí trên, vì vậy nếu sử dụng lâu dài còn có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khoẻ. Chị em thông thái nên lựa chọn những sản phẩm dung dịch phụ nữ có uy tín với thành phần tự nhiên và cam kết tuyệt đối không gây kích ứng.